Search

Thông tin tuyển sinh

NGÀNH LUẬT

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội hiệu quả; hình thành năng lực tự học và học tập suốt đời; giúp người học phát triển tư duy phản biện, độc lập trong suy nghĩ và phát triển nhân cách hài hòa.

I. CHUẨN ĐẦU RA

  1. Kiến thức nghề nghiệp

    - Nắm vững những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật.

    - Nắm vững các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành và ngành về Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Thương mại quốc tế, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Hôn nhân – gia đình; Luật tố tụng hình sự; Luật tố tụng dân sự; Luật Đầu tư, Luật Tài chính – Ngân hàng, Luật kinh doanh bất động sản; Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế… để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc.

    - Có năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn, vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào kỹ năng thực hành giải quyết các vụ án, vụ việc, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc về pháp luật.

2. Kỹ năng

  * Kỹ năng cơ bản

- Có kỹ năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo cũng như kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm có hiệu quả cao.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng lập luận, thuyết phục hiệu quả.

- Có kỹ năng giao tiếp và truyền thông hiệu quả.

- Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

  * Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng nghiên cứu và phân tích luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định pháp luật để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

- Có khả năng tư vấn, giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật một cách độc lập.

- Có kỹ năng xử lý, soạn thảo văn bản trong quản lý, điều hành và kinh doanh. Đồng thời, soạn thảo, tổng hợp, hiệu đính, góp ý các văn bản pháp quy.

- Có khả năng tổng kết được các bài học kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân từ thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với các kiến thức đã được trang bị.

II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH VIÊN


Hàng năm, các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, các doanh nghiệp trong và ngoài nước là đơn vị đối tác của Nhà trường đều có các chương trình học bổng dành cho sinh viên nhà trường, đặc biệt là sinh viên ngành Luật học.

Bên cạnh đó, trường ĐH Nha Trang cũng có nhiều chính sách học bổng để tạo điều kiện cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập cũng như khuyến khích những sinh viên tài năng phát triển năng lực các nhân.


III. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP


Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, xã hội Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu rất lớn đối với nguồn nhân lực chuyên ngành Luật.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp tại Việt Nam cần tới trên 20.000 nhân sự (13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra vien thi hành án dân sự và thừa phát lại). Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp. Vì vậy, ngành Luật hiện nay đang được xếp vào nhóm các ngành “khát” nhân lực của cả nước.

Sinh viên theo học ngành Luật tại Trường Đại học Nha Trang không chỉ được đào tạo bài bản về hệ thống kiến thức chuyên ngành mà còn được trang bị những kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc, quản lý thời gian…) và các kỹ năng thực hành pháp luật cơ bản. Đặc biệt, sinh viên được rèn luyện thực hành thông qua các lớp học mô phỏng “Phiên tòa giả định”, câu lạc bộ pháp lý; tập sự tại các phiên tòa, văn phòng luật sư…, đó là sự chuẩn bị chu đáo để người học sau khi tốt nghiệp có thể phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của xã hội.

Đào tạo